Đồng chí Võ Văn Ngân sinh năm 1902, ông lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo tại làng Bình Tây, xã Đức Hòa, quận Đức Hoà, tỉnh Chợ Lớn (nay thuộc tỉnh Long An). Thấm nhuần truyền thống yêu nước của gia đình, ông sớm gia nhập tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội.
Tháng 8/1929, đồng chí Võ Văn Ngân cùng Võ Văn thành lập Chi bộ An Nam Cộng sản Đảng thành Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam. Sau khi thành lập, các đồng chí trong chi bộ nhanh chóng tản đi khắp nơi vận động nhân dân tham gia cách mạng, thành lập, phát triển tổ chức Đảng. Tháng 5/1930, Quận ủy Đức Hòa được thành lập, 04 anh em Võ Văn Mẫn, Võ Văn Tần, Võ Văn Tây, Võ Văn Ngân đều được bầu là Quận ủy viên, trong đó đồng chí Võ Văn Tần làm Bí thư.
Thực hiện chủ trương của liên Tỉnh ủy Gia Định - Chợ Lớn, ngày 04/6/1930, đồng chí Võ Văn Ngân, Võ Văn Tần cùng các Quận ủy Đức Hòa lãnh đạo cuộc biểu tình tại thị trấn Đức Hòa đòi Pháp giảm thuế nhưng bị đàn áp. Sau cuộc biểu tình, chính quyền thực dân Pháp ra sức lùng bắt các đồng chí lãnh đạo Quận ủy. Mặc dù vậy, đồng chí Võ Văn Ngân cùng Võ Văn Tần tiếp tục ra sức hoạt động nhằm khôi phục các cơ sở Đảng đã mất và tổ chức tái lập Tỉnh ủy Gia Định, đồng chí Võ Văn Ngân được chỉ định làm Bí thư Tỉnh ủy Gia Định. Đầu năm 1932, do yêu cầu công tác, ông được cử giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Chợ Lớn thay đồng chí Võ Văn Tần. Đầu tháng 3/1935, đồng chí Võ Văn Ngân được bầu vào Xứ ủy Nam kỳ, trực tiếp phụ trách Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần I (ngày 27 đến 31/3/1935), ông được bầu làm Ủy viên chính thức của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và được bầu là 01 trong số 09 ủy viên chính thức của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương.
Thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng, Xứ uỷ Nam Kỳ do đồng chí Võ Văn Ngân làm bí thư đã chỉ đạo các tổ chức Đảng , theo sát tình hình và thường xuyên làm công tác vận động, lôi cuốn nhân dân; cùng với phong trào Đông Dương Đại hội, phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân được đẩy mạnh và diễn ra hầu hết các tỉnh Nam Kỳ, đặc biệt là thành phố Sài Gòn và các tỉnh Gia Định, Chợ Lớn.
Chỉ trong 2 năm 1934-1935, dưới sự lãnh đạo của đồng chí Võ Văn Ngân, trên cương vị là Uỷ viên Chính thức Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá I, Bí thư Xứ uỷ, phong trào đấu tranh của công nhân và nông dân lao động đã có sự phát triển mạnh hơn thời kỳ trước, tiêu biểu là thành phố Sài Gòn – Chợ Lớn đã cho thấy vai trò, cống hiến xuất sắc của đồng chí ở phương diện xây dựng, chỉ đạo lý luận và thực tiễn.
Kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Võ Văn Ngân (1902-2022) là dịp để chúng ta khẳng định, tri ân công lao to lớn, noi theo tấm gương trung kiên, phấn đấu, hy sinh của đồng chí đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, đồng thời, tuyên truyền, giáo dục về chủ nghĩa yêu nước, truyền thống cách mạng, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, tôn vinh sự đóng góp của các anh hùng liệt sĩ, các đồng chí lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng Việt Nam.
- KỶ NIỆM 110 NĂM NGÀY SINH ĐỒNG CHÍ CHU HUY MÂN (17/3/1913 - 17/3/2023) (16.03.2023)
- KỶ NIỆM 110 NĂM NGÀY SINH ĐỒNG CHÍ HỒ NGHINH (16.02.2023)
- Sinh hoạt kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Ấp Bắc (02/01/1963 – 02/01/2023) (19.12.2022)
- Sinh hoạt kỷ niệm 50 năm Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” (12/1972 - 12/2022) (19.12.2022)
- KỶ NIỆM 50 NĂM CHIẾN THẮNG "HÀ NỘI - ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG" (12/1972 -12/2022) (14.11.2022)
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG TÂY BẮC (1952-2022) (19.10.2022)
- Kỷ niệm 100 năm ngày sinh đồng chí Lê Quang Đạo (03.08.2021)
- Infographic - Kỷ niệm 110 năm Ngày Bác Hồ đi tìm đường cứu nước (04.06.2021)
- Kỷ niệm 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước: Sự lựa chọn lịch sử (04.06.2021)
- Đồng chí Phùng Chí Kiên - Nhà chính trị, quân sự song toàn của Đảng và cách mạng Việt Nam (10.05.2021)